PHONG CÁCH TỐI GIẢN (MINIMALISM)
Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo những cách tư duy thiết kế cũng phát triển theo. Sự đơn giản được ưa chuộng và trở thành xu hướng của thế giới hiện đại.
Đây là một trong những lý do làm phong cách tối giản Minimalism đi sau vào đời sống nghệ thuật và ngày càng ảnh hưởng lớn đến việc trang trí nội thất nhà.
Phong cách tối giản Minimalism xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng những năm 1970 và đã nhanh chóng trở thành một trào lưu nghệ thuật có tầm ảnh hưởng trên khắp thế giới
Phong cách Minimalism có nguồn gốc từ sự đơn giản, cô đọng của phong cách hiện đại với đặc trưng rõ nét, nhất là trong nghệ thuật thị giác qua các tác phẩm hội họa của Mark Rothko.
Hiện nay Phong cách tối giản đã có những ảnh hưởng nhất định trong hầu hết các lĩnh vực đời sống như: thời trang, hội họa, nhiếp ảnh… và đặc biệt là kiến trúc – nội thất.
Phong cách tối giản trong thiết kế nội thất với những nét đặc trưng riêng biệt.
1. Không gian và màu sắc
Một trong những điểm nổi bật của phong cách tối giản đó là sự hạn chế về màu sắc, thông thường không sử dụng quá ba màu: một màu nền, một màu chủ đạo và một màu làm điểm nhấn, với tỉ lệ hòa trộn 60:30:10
(60% là màu chủ đạo, 30% là màu nền và 10% màu nhấn. Màu trung tính như: ghi xám, ghi sáng, màu kem, màu be…)
Ngoài ra chúng ta cũng có thể lựa chọn sơn tường tùy thuộc vào sở thích, nhưng cần lưu ý đến tỉ lệ màu sắc sao cho cân đối với thiết kế của ngôi nhà. Một lựa chọn hoàn hảo cho không gian tối giản mà bạn đang hướng đến đó là việc sử dụng những màu sắc nguyên bản từ những loại vật liệu như gỗ, bê tông, đá, thép…
2. Ánh sáng
Với các thiết kế đơn giản, hạn chế sử dụng nhiều màu sắc cùng chất liệu nổi bật thì ánh sáng sẽ trở nên đặc biệt quan trọng. Việc tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên qua các khung cửa lớn, những vách kính hay mái nhà sẽ mang lại hiệu ứng thị giác với giá trị thẩm mỹ cao cho người sử dụng.
Do hạn chế về sử dụng màu sắc trong nội thất nên ánh sáng được xem như một thành phần trang trí quan trọng để tạo ra các hiệu ứng về thị giác và thẩm mỹ trong phong cách tối giản.
Việc sử dụng lượng ánh sáng tự nhiên vừa đủ sẽ mang lại một cảm giác thư thái, bình yên.
Bên cạnh đó việc sử dụng rèm để điều tiết ánh sáng tự nhiên sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng là điều vô cùng cần thiết. Mỗi loại rèm đều có khả năng chắn sáng riêng. Do đó, tùy vào mức độ chắn ánh sáng mong muốn của gia chủ mà lựa chọn loại rèm cho phù hợp.
3. Vật liệu
Về bản chất, phong cách tối giản không quá đặt nặng về vật liệu sử dụng, cũng giống như những phong cách thiết kế nội thất khác, vật liệu được sử dụng rất đa dạng tùy thuộc theo sở thích và cá tính riêng của gia chủ.
Các vật liệu từ tự nhiên như gỗ, bê tông, tre, đá nhám thường được sử dụng. Các loại vật liệu được sử dụng nên được phối màu đồng nhất với tổng thể không gian, thiết kế đơn giản sẽ giúp tạo nên những tiết diện tuyệt vời làm nổi bật kiến trúc và phản chiếu ánh sáng trong không gian của bạn.
4. Đồ nội thất
Không gian tối giản luôn ưu ái những thiết kế nội thất đơn giản và tiện dụng. Đồ nội thất nên tạo được sự đồng nhất với kiến trúc của công trình, chủ yếu mang đường nét hay hình khối đơn giản tạo thành điểm nhấn trang trí cho tổng thể thiết kế.
Trong phong cách thiết kế này, sự đơn giản còn được thể hiện thông qua tạo hình của những đồ nội thất. Với những tiêu chí luôn đặt lên hàng đầu là các đường nét không cầu kỳ, bề mặt trơn láng, ít chi tiết.
Màu sắc nội thất thì nên chọn trái ngược với màu tường hoặc chỉ đơn giản là đồng màu trắng. Tỉ lệ bố trí không gian thích hợp của đồ nội thất trong căn phòng đẹp nhất vào khoảng 20%.
Tham khảo thêm:
Phong cách thiết kế cổ điển